Thứ Tư, 30 tháng 11, 2011

Xaynhadep.com.vn - Xây dựng phòng nghe nhìn

Để có một hệ thống âm thanh hay, ngoài việc lựa chọn đúng thiết bị phối ghép hợp nhau còn phải kể đến xây dựng xắp xếp sao cho hệ thống có thể phát huy tối đa chất lượng trình diễn.
Hạn chế tối đa rung chấn ảnh hưởng đến thiết bị nguồn phát:
Người dùng nên xây dựng loa càng xa các thiết bị nguồn cáng tốt vì những thiết bị như đầu CD, DVD, đầu đĩa than vốn rất “nhạy cảm” với rung động. Khi loa đặt quá gần, sóng âm vô hình tạo thành những ngoại chấn ảnh hưởng đến sự chuyển động của mâm quay, mắt đọc, làm thay đổi sắc âm, gây méo tiếng. Hệ thống tốt sẽ trình diễn một bức tranh âm thanh cân đối. Một hệ thống được xem là xây dựng đúng khi thể hiện được một bức tranh âm thanh cân đối, trong đó, người nghe có thể cảm nhận như ca sĩ đang đứng trước mặt vị trí nhạc cụ, độ sâu củakhông gian trình diễn…
Vị trí nghe tốt nhất và không gian trình diễn:
Vị trí nghe tốt nhất trong phòng là nơi mà cường độ tín hiệu âm thanh từ loa đến tai bạn mạnh hơn (hoặc ít nhất là bằng) những sóng âm phản hồi từ trần, tường và sàn. Vậy nên, cách thức đơn giản để tiếp cận âm thanh trực tiếp là bạn có thể di chuyển vị trí ngồi đến gần loa hơn vì khi tai bạn có thể tiếp nhận đúng phân lượng giữa âm thanh trực tiếp và gián tiếp (phản hồi), lúc đó, hình âm hay không gian trình diễn sẽ được thể hiện chính xác theo đúng bản thu. Người nghe sẽ cảm nhận tốt hơn về độ sâu và độ rộng của sân khấu.
Tránh xa những bức tường:
Đây là quy tắc khá cổ điển vẫn được các chuyên gia âm thanh nhắc đi nhắc lại trong những lần tư vấn xây dựng hệ thống âm thanh. Các bức tường, góc nhà, gầm cầu thang là những vị trí sẽ tạo nên sự tăng cường bass, gây méo tiếng. Để tránh cộng hưởng phòng nghe và đảm báo dù khoảng cách thời gian giữa sóng trực tiếp và sóng phản hồi đến tai người nghe, hệ thống loa phải được đặt ở vị trí thoáng, không bị gò ép bởi những bức tường do xây nhà hoặc những vật có tiết diện lớn. Tương tự như ở vị trí ngồi, bạn không nên ngồi quá gần tường sau và cách tường bên khoảng cách tốt thiểu là một mét. Nếu ngồi gần tường, tai bạn sẽ nhận toàn những sóng phản hồi từ các bức tường, làm mất tính trung thực của âm thanh.
Tránh cộng hưởng phòng nghe:
Mỗi loa trong hệ thống có thể gây nên sự cộng hưởng trùng với cộng hưởng phòng nghe gây nhiễu âm. Cộng hưởng phòng xảy ra ở ba hướng của phòng nghe, theo chiều ngang, cao, và chiều sâu của phòng. Mức độ cộng hưởng ở chiều ngang, cao hay thấp tùy thuộc vào khoảng cách giữa loa và hai tường bên. Tương tự như vậy, cộng hưởng chiều sâu phụ thuộc vào khoảng cách giữa loa và hai mặt tường trước sau. Để tối ưu hóa, bạn nên hướng mặt loa vào vị trí ngồi nghe thành hình tam giác với một góc 15 độ (so với trục song song tường bên), điều này giúp giảm thiểu hiện tượng cộng hưởng phòng, đặc biệt là đối với phòng nghe có quá nhiều tiếng bass (bị dội bass). Trong trường hợp âm dội vẫn còn, bạn có thể nâng góc lao lên khoảng 20 độ.
Sử dụng vật liệu tiêu âm phòng nghe:
Để giảm thiểu cộng hưởng phòng và sự méo tiếng do sóng âm phản hồi, bạn có thể sử dụng thêm các vật liệu tiêu âm. Không nên để trống hai bên tường, thay vào đó, bạn có thể dùng kệ sách, kệ đĩa hoặc gia công các hộp tán âm bằng gỗ. Lót thảm, dùng thêm màn hoặc sử dụng mousse cách âm dán lên tường và trần. Lưu ý, cộng hưởng theo chiều cao và sóng đứng có ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng âm thanh nên tốt nhất bạn nên xử lý trần bằng mousse. Chi phí cho việc cách âm trần cũng không quá cao. Nếu chưa có điều kiện, bạn có thể chỉ thi công khoảng diện tích ở giữa trần với chiều ngang 1,5 đến 2 m chạy dài đến cuối tường sau.
Kiểm tra độ cộng hưởng của phòng:
Cách đơn giản nhất để kiểm tra mức độ tiêu âm phòng nghe là vỗ tay. Nếu tiếng vang kéo dài thì có nghĩa là phòng tiêu âm chưa tốt.
Khoảng cách từ vị trí nghe đến hai loa phải bằng nhau:
Hãy đo lại khoảng cách từ vị trí ngồi nghe đến hai loa để đạt được hiệu quả trình diễn stereo và không gian sân khấu tốt nhất – khoảng cách này phải bằng nhau. Nếu sử dụng thảm, bạn nên dùng bút lông đánh dấu luôn vị trí nghe để khỏi phải đo lại mỗi khi vệ sinh sàn, thảm.
Không đặt loa song song với cạnh tường:
Mặc dù đã đề cập ở nguyên tắc trước là nên set-up loa hướng vào vị trí người nghe một góc từ 15 – 20 độ, nhưng một số sách hướng dẫn đặt loa bán trên thị trường vẫn mô tả cách bố trí loa song song với cạnh trường. Cách này rất dễ gây cộng hưởng phòng. Các chuyên gia khi test thông số kỹ thuật của loa (dải tần, độ nhạy…) đều hướng loa ở một góc 15 độ vào micro test thì không có lý do gì để không tuân theo quy tắc này.
Giảm trầm ở loa có thiết kế bass refle, lỗ hơi phía sau:
Đối với loa có thiết kế bass reflex lỗ hơi phía sau, nếu sau khi thực hiện các nguyên tắc trên mà bass vẫn bị dư thì bạn có thể sử dụng một tấm vải cũ, hoặc mousse xốp chèn vào lỗ hơi. Làm như vậy bạn sẽ giảm được khoảng từ 30 đến 50 Hz cộng hưởng của thùng loa.
Giảm chói ở dải cao:
Một thủ thuật nhỏ để giảm những âm treble bị chói: Bạn hãy thử với một tấm thảm lót sàn. Không dùng loa thiết kế bass reflex ở phòng nghe có diện tích nhỏ
Theo những nguyên tắc trên, việc trang bị loa có thiết kế bass reflex trong phòng nghe có diện tích nhỏ là một điều nên tránh. Ở phòng nhỏ, khoảng cách giữa tường trước, tường sau nhỏ nên tần số cộng hưởng sẽ rất dễ trùng với tần số của loa, nhất là thiết kế bass reflex. Nhưng nếu đã trang bị một đôi, bạn hãy dùng những nguyên tắc đã kể trên để giảm cộng hưởng.
Chú ý độ cao của loa treble và độ cao của tai người nghe:
Khi set-up, bạn nên chú ý độ cao của loa treble phải ngang với độ cao của tai người ở vị trí nghe. Điều này làm tăng không gian trình diễn và độ mở của sân khấu.
Với tất cả những điều này hy vọng bạn đã có thêm kiến thức để tạo nên một rạp hát ngay tại ngôi nhà nhỏ bé của mình.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ: http://xaynhadep.com.vn
Văn phòng:  NHADEP Build
Địa chỉ: 23 Tân Trang, Phường 9, Quận Tân Bình, TpHCM
Tel: 08 625 88889 - Email: xaynhadep.com@gmail.com - Website: http://XayNhaDep.com.vn

Thứ Ba, 29 tháng 11, 2011

Xaynhadep.com.vn - Tiểu cảnh hồ cá dưới gầm cầu thang

Xét theo khoa học phong thủy, không có những "chống chỉ định" đối với việc đặt hồ cá ở gầm cầu thang trong nhà ở. Tuy nhiên, mỗi nhà đều có hoàn cảnh khác nhau, nên khi quyết định làm hồ cá, cần phải xét từng trường hợp cụ thể.
Về tính chất chung, gầm cầu thang thuộc vùng âm, tối, nhiều bụi và hơi ẩm tù đọng. Đường chéo gầm cầu thang thuộc hành Hỏa, là không thuận lợi để bố trí các sinh hoạt hằng ngày vốn mang tính dương và cần thoáng đãng. Do đó, trong nhà phố, nếu vì diện tích eo hẹp thì có thể tận dụng không gian gầm thang để làm kho hay tủ đồ (cũng thuộc âm) hoặc phòng vệ sinh (tất nhiên phải tính toán khoảng thoát đầu dưới thang và chỉ là dạng vệ sinh phụ).

Còn hồ cá cảnh vốn thuộc hành Thủy, linh động và cần thoáng đãng hơn vì đây không chỉ là nơi nuôi cá mà còn dành cho việc nhìn ngắm, chăm sóc cá, tính dương nhiều hơn. Làm hồ cá dưới gầm thang dễ dẫn đến việc nơi này vốn ẩm càng thêm ẩm, góc chéo thang khiến khó tác nghiệp dọn rửa thường xuyên mà cũng khó nhìn ngắm tiểu cảnh cho được trọn vẹn.
Tuy nhiên, nếu cầu thang thuộc loại thoáng, chẳng hạn dạng xương cá, hoặc cầu thang ngoài trời, có khoảng trống xung quanh đủ rộng thì yếu tố dương quang được bổ sung, hoàn toàn có thể làm hồ cá hay hồ nước bên dưới. Vì vậy, cần xem xét cụ thể vị trí, quy cách cầu thang để tìm ra cách thức làm hồ cá - tiểu cảnh có nước sao cho phù hợp với phong thủy và tiện dụng trong sinh hoạt hằng ngày.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ: http://xaynhadep.com.vn
Văn phòng:  NHADEP Build
Địa chỉ: 23 Tân Trang, Phường 9, Quận Tân Bình, TpHCM
Tel: 08 625 88889 - Email: xaynhadep.com@gmail.com - Website: http://XayNhaDep.com.vn

Thứ Hai, 28 tháng 11, 2011

Xaynhadep.com.vn - Bí quyết trang trí sân vườn

Khuôn viên vườn, những bức tường rào xung quanh nhà sẽ thật sự góp phần tô điểm thêm cho căn nhà nếu bạn tận dụng được những bí quyết trang trí đơn giản nhưng hiệu quả sau đây.
1. Sự linh động
Nếu sân vườn nhà bạn có diện tích rộng lớn thì việc trang trí hay tô điểm cho sân vườn là điều rất dễ dàng.
biquyettrangtrivuon
Tuy nhiên, nếu diện tích và không gian sân vườn bị hạn chế, không có nghĩa là bạn không thể trang trí cho nó. Trái lại bạn có thể làm cho khu vực sân vườn nổi bật hơn bằng cách treo những chậu hoa nhỏ trên hàng rào, nhưng nhớ đừng nên cố định chúng vì bạn có thể dùng chúng khi cần thiết và di chuyển chúng nếu muốn.
2. Tiết kiệm không gian
Bạn có thể biến khu vực hàng rào vườn thành nơi vui thú với thiên nhiên, bằng cách treo thêm những chậu hoa cây cảnh, thậm chí tạo cả một chiếc bể nhỏ để nuôi cá. Việc tạo các mảng trang trí trên tường sẽ giúp bạn tiết kiệm được không gian, thích hợp với những khu vườn có diện tích nhỏ hẹp.
biquyettrangtrivuon2
3. Chiếc gương phản chiếu sinh động
Một cách đơn giản khác để làm sống động cho khu vườn là việc trang trí những bình gốm hoặc chậu nước cạnh những khóm hoa. Giống như những chiếc gương phản chiếu, chúng sẽ giúp khu vườn thêm sinh động.
biquyettrangtrivuon3
4. Điểm nhấn ấn tượng
Việc bố trí thêm một bộ bàn ghế nhỏ giữa khu vườn làm nơi uống trà, nghỉ ngơi hay đọc sách báo lý tưởng sẽ giúp bạn hòa mình vào với thiên nhiên.
biquyettrangtrivuon4
Ở khu vườn này, một bộ bàn ghế màu đỏ nổi bật giữa sắc xanh của cây cối hoa lá thật sự là điểm nhấn ấn tượng cho không gian.
5. Sử dụng cây tán nhỏ
Những loại cây tán cao và rộng sẽ khiến ngôi nhà bị che khuất nhưng việc trồng những cây tán cây thấp không chỉ đem thiên nhiên đến không gian sống nhà bạn mà còn có tác dụng tiết kiệm không gian.
biquyettrangtrivuon5
6. Hàng rào cây
Bạn cũng có thể tô điểm cho hàng rào quanh sân vườn bằng cách trồng cây và dây leo theo các mặt đứng. Việc trang trí hàng rào theo kiểu này vừa tận dụng không gian vừa tạo được các mảng xanh đa dạng cho ngôi nhà.
biquyettrangtrivuon6
7. Vườn treo
Hãy biến khuôn viên vườn xung quanh nhà bạn thành một bức tranh đa màu sắc và là nơi nghỉ ngơi thưởng ngoạn thiên nhiên lý tưởng.
biquyettrangtrivuon7
Cách bài trí khu vườn của chủ nhân trên được chia thành 3 cấp độ với những màu sắc sặc sỡ khác nhau của hoa cũng là cách thức trang trí tận dụng mọi khoảng không sẳn có.
8. Cổ điển và hiện đại
Không cần phải quá cầu kỳ, một chiếc hàng rào bằng tre được thiết kế khá lạ mắt như kiểu bện chặt thế này cũng mang lại vẻ đẹp vừa hiện đại vừa cổ kính, tao nhã cho khu vườn.
biquyettrangtrivuon8
Bên cạnh đó, một chiếc sân sạch sẽ cũng giống như một căn nhà sạch, bạn sẽ có cảm giác sân vườn trở nên rộng rãi hơn.
9. Hàng rào mắt cáo
Bức tường rào mắt cáo là một trong những kiểu thiết kế hàng rào quen thuộc, nhưng trên thực tế chủ nhân của chiếc hàng rào này đã biết cách làm cho nó không trở nên lỗi thời nhờ việc điểm tô xung quanh những chậu hoa và cây cảnh đa màu sắc.
biquyettrangtrivuon9
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ: http://xaynhadep.com.vn
Văn phòng:  NHADEP Build
Địa chỉ: 23 Tân Trang, Phường 9, Quận Tân Bình, TpHCM
Tel: 08 625 88889 - Email: xaynhadep.com@gmail.com - Website: http://XayNhaDep.com.vn

Xaynhadep.com.vn - Nghệ thuật trang trí bằng rèm cửa

Có một họa sĩ trẻ Hà Nội nói: "Nếu xây cho tôi một ngôi nhà, xin hãy cho tôi một khung cửa sổ". Cửa sổ là nơi không chỉ người hoa sĩ mà bất cứ ai trong chúng ta chắc chắn có những lúc đứng bên, nhìn ra ngoài, tưởng tượng và mơ mộng.

Nhà xây thời Pháp: cửa sổ nào cũng có 3 lớp: cửa kính, cửa chớp và chấn song. Cửa kính chống gió lạnh mà nhà vẫn sáng. Cửa chớp làm nhà tối mà vẫn thoáng khí. Cửa kính, cửa chớp ở điều kiện khí hậu Việt Nam thật thuận lợi, linh hoạt, vừa chống mưa vừa chống nắng. Chấn song sắt uốn duyên dáng thì tạo một sự an toàn, đêm mùa hè có thể mở toang cửa sổ đón gió mà vẫn cảm thấy ở bên dưới cửa sổ có một ngôi nhà cũ có cả một vài ô vuông gạch hoa thủng để khí ra ngoài, tạo thông thoáng trong nhà.

Ngày nay, môi trường sống xung quanh, so với xưa cũng đã thay đổi nhiều, tiếng ồn và bụi bặm nhiều hơn trước. Vì thế, một tấm cửa kính ngăn cách tuyệt đối với không gian bên ngoài quả là một phương án tối ưu. Tuy nhiên các kiến trúc sư vẫn khuyên rằng kiểu nhà thiết kế theo điều kiện tự nhiên vẫn tốt hơn.
Nói đến cửa sổ là nơi tiếp xúc, sự hòa nhập. Sự tiếp xúc này càng linh hoạt thì việc sử dụng cửa sổ trong nhà càng có hiệu quả. Có một số nguyên tắc nhất định mang tính chất kỹ thuật khi làm cửa sổ, chẳng hạn như các nguyên tắc tính độ chiếu sáng, độ thông thoáng, các tính toán chiều rộng, bề cao,...
Ðộ mở lớn nhỏ của cửa sổ thì tùy thuộc vào tính chất sử dụng của căn phòng. Với phòng công cộng thì cửa mở cao, tạo sự hoành tráng. Với phòng ngủ thì cửa sổ thấp và nhỏ hơn tạo sự ấm cúng. Với nhà kho thì cửa sổ nhỏ hẹp để an toàn.
Các cửa hàng ngoài phố, ngoài chợ ngày càng bày bán nhiều các loại vải chuyên dùng để làm rèn cửa sổ. Vải tuyn, vải gấm, vải láng với đủ các loại màu, các họa tiết trang trí, hoa văn... Dịch vụ trọn gói, dễ dàng. Nhưng chúng thường quá phức tạp, quá bóng bẩy, dễ tạo ra một ấn tượng rối rắm về sự trang trí trong gian phòng. Nhiều khi chọn mua một tấm vải thô một màu hoặc có hoa văn thật nền nã, không nhất thiết phải đắt tiền, lại tạo ra hiệu quả thẩm mỹ cao hơn nhiều.
Ðiều quan trọng là chọn màu vải theo đúng tông của sơn tường nhà, không thể để hai tông màu nóng lạnh trái nhau. Tốt nhất nên chọn màu sáng như màu trắng ngà hay màu kem để làm căn phòng thêm sáng sủa, rộng rãi.
Nếu bạn dùng đồ gỗ thì nên kết hợp với gam màu ấm với các mảng pha trắng, ngà, vàng, nâu. Màn cửa sổ phải mang tính chất làm nền chứ không phải một vật làm trang trí để đập vào trung tâm của sự chú ý. Nền màn cửa đẹp là phải đập vào mắt nên họ thường chọn những màu rợ, hoa văn dày đặc, nền vải bóng láng. Thực ra đó chính là phản hiệu quả, tạo ra một cảm giác khó chịu đối với khách đến chơi nhà.
Bạn nên mua loại vải hơi dày để ngăn ánh sáng và hơi nặng để có đủ độ rũ .Nên chú ý đến độ dài của rèm, dùng để nó buông thõng, lơ lửng. Nguyên tắc hoặc là để chạm sàn hoặc là để sát bệ cửa sổ. Nếu có những chiếc khung gỗ đặt phía trên cửa sổ để che đi thanh sắt ngang treo rèm thì thật là lý tưởng, căn phòng của bạn sẽ có thêm một chi tiết trang trí mộc mạc và ấm cúng.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ: http://xaynhadep.com.vn
Văn phòng:  NHADEP Build
Địa chỉ: 23 Tân Trang, Phường 9, Quận Tân Bình, TpHCM
Tel: 08 625 88889 - Email: xaynhadep.com@gmail.com - Website: http://XayNhaDep.com.vn

Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2011

Xaynhadep.com.vn - Khung xương chuẩn cho thành thạch cao

Tường ngăn nội thất có khung xương bằng thép hay gỗ:
*   Khoảng cách tâm các thanh Stud đứng tiết diện chữ C tối đa = 610mm. Áp dụng cho mọi loại tấm thạch cao lõi tiêu chuẩn (Standard), chịu ẩm (Moisture Resistant), chịu lửa đặc biệt (Fire Resistant), chiều dày tấm là 12mm / 12,7mm và 15mm / 15,9mm
*   Nếu ốp tường với tấm thạch cao lõi tiêu chuẩn (Standard) hay chịu ẩm (Moisture Resistant) dày 9mm / 9.5mm thì nên ốp tối thiểu 2 lớp tấm vào mỗi mặt khung xương tường ngăn
*   Tường ngăn sẽ vững chắc hơn nếu ốp tấm vào khung xương theo phương ngang, nghĩa là cạnh dài tấm vuông góc với thanh Stud đứng  
*   Cho phép ốp tấm thạch cao Standard, Moisture Resistant, Fire Resistant dày 12mm / 12,7mm và 15mm / 15,9mm vào khung xương tường ngăn theo phương đứng, nghĩa là cạnh dài tấm song song với thanh Stud đứng

Trần khung chìm có khung xương bằng thép hay gỗ:
*   Tấm thạch cao lõi tiêu chuẩn (Standard) dày 9mm / 9,5mm: khoảng cách tâm các thanh chịu lực thứ cấp tối đa = 407mm
*   Tấm thạch cao lõi tiêu chuẩn (Standard) dày 12mm / 12,7mm và 15mm / 15,9mm: khoảng cách tâm các thanh chịu lực thứ cấp tối đa = 610mm
*   Tấm thạch cao chịu ẩm (Moisture Resistant) dày 9mm / 9,5mm: khoảng cách tâm các thanh chịu lực thứ cấp tối đa = 305mm
*   Tấm thạch cao chịu ẩm (Moisture Resistant) dày 12mm / 12,7mm: khoảng cách tâm các thanh chịu lực thứ cấp tối đa = 407mm
*   Tấm thạch cao chịu lửa đặc biệt (Fire Resistant) dày 12mm / 12,7mm và 15mm / 15,9mm: khoảng cách tâm các thanh chịu lực thứ cấp tối đa = 610mm
*   Phải ốp tấm vào khung xương trần chìm theo phương ngang, nghĩa là cạnh dài tấm vuông góc với thanh chịu lực thứ cấp (thanh chịu lực sơ cấp nằm phía trên và vuông góc với thanh chịu lực thứ cấp nằm phía dưới)
Nếu không tuân thủ đúng các quy định trên (ví dụ nhà thầu tăng khoảng cách tâm thanh lớn hơn so với quy định nhằm mục đích giảm giá thành và tăng lợi nhuận; hay lắp tấm vào khung xương trần chìm theo phương song song, nghĩa là cạnh dài tấm song song với thanh chịu lực thứ cấp) thì sẽ xảy ra các nguy cơ sau:
*   Với tường ngăn nội thất: tấm thạch cao sẽ dễ gãy nếu có lực tĩnh hay lực va đập tác động tương đối mạnh vào bề mặt tường
*   Với trần khung chìm: tấm thạch cao sẽ nhanh chóng bị võng, thường chỉ 3-6 tháng sau khi bắt vít tấm vào khung xương
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ: http://xaynhadep.com.vn
Văn phòng:  NHADEP Build
Địa chỉ: 23 Tân Trang, Phường 9, Quận Tân Bình, TpHCM
Tel: 08 625 88889 - Email: xaynhadep.com@gmail.com - Website: http://XayNhaDep.com.vn

Xaynhadep.com.vn - Sàn nhà trong phong thủy

Sàn nhà và các vật dụng bố trí trên sàn là những điểm tiếp xúc thường xuyên nhất với mỗi người trong ngôi nhà của mình. Thế nhưng chúng ta lại ít quan tâm xem từng bước chân của mình khi di chuyển từ ngoài vào trong, từ nội thất ra đến sân vườn có gặp trở ngại gì không.

Câu châm ngôn: “Hãy bắt đầu ngay từ nơi bạn đang đứng” rất phù hợp với các quan điểm Phong Thủy hiện đại. Trong đó, việc đảm bảo một ngôi nhà cóPhong Thủy tốt liên quan chặt chẽ đến sàn nhà.Đối với ngôi nhà truyền thống Việt Nam, yếu tố khoảng trống có nghĩa rất quan trọng.
Việc đảm bảo khoảng trống trên sàn giúp giảm thiểu các vùng đọng bụi và tù hãm khí, đồng thời do con người có thể đi đến được ( lau chùi dọn dẹp được) nên đa phần các khu vực trên sàn sẽ luôn có Sinh Khí.
Sàn nhà vốn là kết cấu “tĩnh” nhưng lại luôn luôn bị động do tiếp xúc hàng ngày, là phần âm (thấp dưới chân người) nhưng bề mặt đón dương quang và nâng đỡ mọi hoạt động trong ngôi nhà.
Những yếu tố âm - dương tác động qua lại với nhau cộng với quy luật trọng lực khiến việc bố trí trên sàn nhà cũng quyết định luôn đến tính chất của toàn không gian nhà. Trong khi trần hay tường đóng vai trò giới hạn, bao che và trang trí nhiều hơn.

1. Cảm nhận sàn nhà
Hãy thử dạo bước quanh nhà mình (đi giày hoặc đi chân trần sẽ mang lại các hiệu quả kiểm nghiệm khác nhau), bạn sẽ nhận diện được những bất an tiềm ẩn từ sàn nhà và các vật dụng bố trí trên đó.
Kiểm tra cảm giác bề mặt
Trơn hay nhám, bóng hay mờ, bằng phẳng hay nghiêng dốc, có những gờ và bậc lên xuống hay không… đều sẽ là nguyên nhân gây trơn trượt, lỡ bước, va vấp mà khi thiết kế và thi công rất cần lưu ý bên cạnh vẻ đẹp hay kiểu cách của vật liệu lót sàn.
Những vị trí tiếp nối giữa các sàn nhà lát vật liệu khác nhau cũng cần quan tâm để đảm bảo tính thống nhất, chuyển tiếp hay nhấn mạnh về không gian.
Kiểm tra tính cân bằng về Âm Dương của sàn nhà với cơ thể bạn
Cụ thể là phần chân của con người vốn thuộc Âm nên cần sàn nhà phải luôn ấm áp (ví dụ sàn gỗ, thảm hay gạch đất nung là những sàn ấm còn đá granite là sàn lạnh nên chỉ nên dùng ở sảnh đông người.
Kiểm tra chiều hướng hay quy luật của lối đi trong nhà
Ví dụ, như quy luật của cầu thang (thuận hay nghịch chiều kim đồng hồ, tỷ lệ chiều cao và chiều rộng bậc, các tầng cầu thang có cao thấp khác nhau không…), quy luật sảnh trước cầu thang (có hay không khoảng đệm an toàn, các trang trí định hướng).

Nếu cầu thang mỗi tầng mỗi khác sẽ dẫn đến việc phải điều chỉnh liên tục hướng nhìn, hướng đi và bước chân có thể va vấp khó chịu.
Việc đặt nhiều vật trang trí trên các trục giao thông trong nhà cũng làm cho khả năng định hướng bị giảm sút, phân tâm khi di chuyển (vì bận nhìn ngắm tranh ảnh!) không an toàn nhất là với trẻ nhỏ hay người cao tuổi.
2. Các giải pháp cụ thể
Việc tạo nên một sàn nhà an toàn và dễ chịu thực ra không khó. Những tiêu chí cơ bản của kiến trúc cần đạt đến như độ khả dụng, bền vững, kinh tế và thẩm mỹ đều có thể áp dụng như những giải pháp Phong Thủy hiệu quả. Cụ thể là:
Độ khả dụng
Đừng bao giờ chọn một vật liệu lát sàn chỉ vì nó đẹp. hãy nghĩ đến vị trí sẽ ốp lát, ai sẽ đi lại trên sàn ấy và các sinh hoạt diễn ra thường xuyên(ví dụ sàn bếp không thể nào giống như  sàn phòng ngủ được.
Các đồ vật bố trí trên sàn cũng vậy (nếu có thể bỏ đi mà vẫn không ảnh hưởng gì thì … nên bỏ đi, tương tự như quan điểm của chủ nghĩa tối thiểu (minimalism) là không thể thêm vào gì cũng như bớt được gì.
Nên nhớ sàn nhà cũng là một thành phần trang trí tốt nên những đồ vật trang trí khác có thể sẽ không cần thiết.

Tính bền vững
Yếu tố này đặc biệt cần thiết bởi sàn nhà chịu nhiều áp lực nhất trong nhà. Nếu bề mặt sàn mau xuống cấp, trầy trụa, chịu lực yếu (gác gỗ chẳng hạn) thì chắc chắn đó không phải là một sàn nhà an lành cho bước chân của bạn.
Tường hay trần có thể dễ thay đổi hơn là sàn, vì thế cần chọn những vật liệu có tính bền vững cao cũng như độ “ bền vững “ về hình thức để không phải thay đổi nhiều, ví dụ sàn gỗ là một dạng sàn dễ phối hợp với các vật dụng trong khi sàn gạch thì phong phú về mẫu mã nhưng cũng đòi hỏi phải lựa chọn kỹ càng vật dụng và không gian tương ứng.
Tính kinh tế
Khoan nói đến giá thành, về mặt Phong Thủy, sàn nhà kinh tế là sàn nhà ít làm gia chủ hao công tốn của trong quá trình sử dụng và bảo trì, giảm thiểu thời gian chăm sóc, ít ngóc ngách, ít các khe nối hay “ lên bờ xuống ruộng “ gây trở ngại cho người sử dụng.
Sàn nhà còn phải “ quan hệ “ tốt với các thành phần khác trong không gian như ví dụ: một gian bếp có sàn nhà gạch nhám khổ lớn, màu sậm với giàn tủ bếp không chân để dễ dàng lau chùi
Tính thẩm mỹ
Sự hài hòa về Âm Dương, Ngũ hành và cảm nhận của người sử dụng. Ví dụ phòng ngủ dùng sàn gỗ hay gạch màu ấm, màu thuộc hành Mộc, Thổ hay Thủy (các dải màu của vàng, xanh lá cây, xanh dương), tránh dùng nhiều hành Hỏa gây nóng nực hay hành Kim gây cảm giác lạnh lẽo.
Mặc dù sàn nhà thuộc Âm và luôn là màu đậm hơn so với tường hay trần nhưng vẫn phải đảm bảo độ sáng nhất định. Sàn đá màu đen hay đỏ sậm hầu như chỉ dùng ở không gian công cộng.
Yếu tố phản chiếu Dương quang cũng cần chú ý, nếu sàn nhà bóng quá có thể gây lấp lánh, tạo ảo giác không tốt trong nhà ở.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ: http://xaynhadep.com.vn
Văn phòng:  NHADEP Build
Địa chỉ: 23 Tân Trang, Phường 9, Quận Tân Bình, TpHCM
Tel: 08 625 88889 - Email: xaynhadep.com@gmail.com - Website: http://XayNhaDep.com.vn

Xaynhadep.com.vn - Giải pháp chống thấm dột trần nhàHiện tượng: Trên trần nhà thấy có nhiều vết rạn chân chim, trần ngả màu, ố vàng, vài chỗ bị đọng nước nhỏ giọt xuống dưới Nguyên nhân: Thấm dột mái và sàn nhà chủ yếu là do mái và sàn đã cũ, bị nứt, hở hoặc bị đọng nước lâu ngày. Ở những nhà chung cư, nếu bị thấm dột từ trên trần hoặc từ nhà vệ sinh của tầng trên thì việc chống thấm khá khó khăn và chỉ có thể khắc phục tạm thời. Khắc phục: Việc thấm dột từ trần nhà chung cư chủ yếu từ khu vực nhà vệ sinh hay bể nước của các nhà ở tầng trên. Nếu trần chỉ mới bị ố vàng có thể dùng các loại sơn chống thấm có đặc tính khô nhanh trong một hoặc hai giờ. Trong trường hợp trần bị thấm nước nhiều gây dột thì phải khắc phục bằng cách đập bỏ lớp gạch của sàn nhà khu vực bị thấm. Sau đó phủ bề mặt bằng một lớp sợi thủy tinh và keo chống thấm. Cuối cùng trét một lớp xi măng và lát gạch lại như cũ. Trên những mái nhà bị thấm dột, có thể áp dụng một số biện pháp như trám bít các vết nứt trên máng xối, ô văng, sân thượng bằng hỗn hợp vữa gồm xi măng, cát và chất chống thấm với độ dày ít nhất 1cm; kiểm tra các ống thoát nước không cho nước thoát thẳng vào đỉnh, mặt tường hoặc các chỗ nối giữa mái, tường và cửa sổ. Tại điểm nứt giữa đỉnh tường và mái, khi không trám bít hiệu quả thì dùng những tấm nhôm mỏng để che nước cho vết nứt. Việc thấm dột mái còn do các máng xối có lòng cạn, khi mưa lớn nước không thoát kịp và bị tràn lên mái. Trong trường hợp này phải thay mới máng xối có lòng sâu hoặc đục thêm lỗ thoát nước dưới vị trí bị tràn. Cũng có thể be mặt mái bằng cốp pha kín, sau đó đổ vữa xi măng vào, vữa xi măng sẽ ngấm vào bề mặt bê tông qua các khe rỗng, khi ngưng kết sẽ trám hết các khe rỗng này làm bê tông liền lại. Sau đó nên xử lý lại bề mặt bằng vữa xi măng tinh trộn phụ gia chống thấm. Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ: http://xaynhadep.com.vn Văn phòng: NHADEP Build Địa chỉ: 23 Tân Trang, Phường 9, Quận Tân Bình, TpHCM Tel: 08 625 88889 - Email: xaynhadep.com@gmail.com - Website: http://XayNhaDep.com.vn

Hiện tượng:
Trên trần nhà thấy có nhiều vết rạn chân chim, trần ngả màu, ố vàng, vài chỗ bị đọng nước nhỏ giọt xuống dưới
Nguyên nhân:
Thấm dột mái và sàn nhà chủ yếu là do mái và sàn đã cũ, bị nứt, hở hoặc bị đọng nước lâu ngày. Ở những nhà chung cư, nếu bị thấm dột từ trên trần hoặc từ nhà vệ sinh của tầng trên thì việc chống thấm khá khó khăn và chỉ có thể khắc phục tạm thời.

Khắc phục:
Việc thấm dột từ trần nhà chung cư chủ yếu từ khu vực nhà vệ sinh hay bể nước của các nhà ở tầng trên. Nếu trần chỉ mới bị ố vàng có thể dùng các loại sơn chống thấm có đặc tính khô nhanh trong một hoặc hai giờ.
Trong trường hợp trần bị thấm nước nhiều gây dột thì phải khắc phục bằng cách đập bỏ lớp gạch của sàn nhà khu vực bị thấm. Sau đó phủ bề mặt bằng một lớp sợi thủy tinh và keo chống thấm. Cuối cùng trét một lớp xi măng và lát gạch lại như cũ.

Trên những mái nhà bị thấm dột, có thể áp dụng một số biện pháp như trám bít các vết nứt trên máng xối, ô văng, sân thượng bằng hỗn hợp vữa gồm xi măng, cát và chất chống thấm với độ dày ít nhất 1cm; kiểm tra các ống thoát nước không cho nước thoát thẳng vào đỉnh, mặt tường hoặc các chỗ nối giữa mái, tường và cửa sổ.
Tại điểm nứt giữa đỉnh tường và mái, khi không trám bít hiệu quả thì dùng những tấm nhôm mỏng để che nước cho vết nứt. Việc thấm dột mái còn do các máng xối có lòng cạn, khi mưa lớn nước không thoát kịp và bị tràn lên mái. Trong trường hợp này phải thay mới máng xối có lòng sâu hoặc đục thêm lỗ thoát nước dưới vị trí bị tràn.
Cũng có thể be mặt mái bằng cốp pha kín, sau đó đổ vữa xi măng vào, vữa xi măng sẽ ngấm vào bề mặt bê tông qua các khe rỗng, khi ngưng kết sẽ trám hết các khe rỗng này làm bê tông liền lại. Sau đó nên xử lý lại bề mặt bằng vữa xi măng tinh trộn phụ gia chống thấm.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ: http://xaynhadep.com.vn
Văn phòng:  NHADEP Build
Địa chỉ: 23 Tân Trang, Phường 9, Quận Tân Bình, TpHCM
Tel: 08 625 88889 - Email: xaynhadep.com@gmail.com - Website: http://XayNhaDep.com.vn

Xaynhadep.com.vn - Công nghệ giấy dán tường lỏng

“Giấy dán tường dạng lỏng” hay còn có tên gọi khác là sơn giấy dán tường, đây là loại chất sơn tính nước thân thiện với môi trường có sự kết hợp giữa giấy dán tường và sơn keo dạng sữa. Loại giấy này có thể căn cứ theo nhu cầu của người sử dụng để cho ra đời những hiệu quả thị giác khác nhau. Phương pháp này vừa khắc phục được những hạn chế của sơn keo quét tường thông thường như đơn điệu về màu sắc, không có cảm giác lập thể lại vừa tránh được các nhược điểm của giấy dán tường thông thường như dễ phai màu, rách mép xung quanh, có khe nối

Hiện nay “giấy dán tường dạng lỏng” có khoảng hơn 10 loại, có thể thay đổi trên 500 mẫu hoa văn khác nhau với hơn 90 loại màu sắc khác nhau. Ví dụ: “Sơn giấy dán tường dạ quang” (hấp thụ ánh áng từ 10 -30 phút, sau đó có thể phát quang liên tục trong hơn 12 giờ trong bóng tối); “sơn giấy dán tường rồng đổi màu” (khi ánh đèn điện tròn chiếu vào thì bức tranh có màu khác, khi ánh sáng mặt trời chiếu vào thì bức tranh lại có màu khác…); hoặc bức “Sơn giấy dán tường phù điêu” (qua công nghệ đặc biệt, trên tường sẽ thể hiện rõ bức phù điêu rất đẹp), ngoài ra còn rất nhiều mẫu tranh dán khác nữa.
Sở dĩ giấy dán tường dạng lỏng được coi là loại vật liệu xanh bảo vệ môi trường là vì khi thi công không cần sử dụng keo 107, chất polyvinylalcohol v.v… do đó sẽ không có các chất kim loại nặng như chì, thuỷ ngân và các hợp chất aldehit khác từ đó không gây độc, không gây ô nhiễm. Do là chất sơn dạng nước nên “giấy dán tường kiểu nước” có khả năng chống bẩn rất tốt, ngoài ra vật liệu còn có khả năng chống ẩm, chống vi khuẩn, ngăn bọ, không bị lão hoá.
“Giấy dán tường dạng lỏng” là một loại công nghệ thi công hoàn toàn mới, với mẫu khuôn đặc hữu, vật liệu này có thể tạo ra những phương án trang trí rất khác nhau trên những bức tường. Hiệu quả trang trí độc đáo kết hợp với tính năng lý hoá ưu việt luôn là ưu điểm mà bất kỳ loại giấy dán tường hay chất sơn nào cũng không có được. Sản phẩm này được ứng dụng rộng rãi tại các công trình xây dựng như nhà hàng, khách sạn, văn phòng, nhà ở, khu vui chơi v.v…

So sánh giữa giấy dán tường dạng lỏng với giấy dán tường thông thường
Giấy dán tường dạng lỏng cùng với lớp sơn keo dạng sữa có độ bám chắc, mãi mãi không bị bong vỏ.
Giấy dán tường thông thường do dùng công nghệ dán thông thường nên khi chất keo dán bị lão hoá giấy sẽ bị bong ra.
Giấy dán tường dạng lỏng không có khe nối nên không có hiện tượng nứt. Điểm tiếp nối của giấy dán thông thường dễ bị nứt ra.
Giấy dán tường dạng lỏng có tính năng ổn định độ bền cao, không đổi màu. Giấy dán tường thông thường dễ bị oxi hoá và biến màu.
Giấy dán tường dạng lỏng chống được nước, chịu được cọ rửa, đồng thời chống tĩnh điện nên bụi không dễ bám vào bề mặt.
Giấy dán tường thông thường cần phải dùng chất lau rửa chuyên dụng để vệ sinh bề mặt.
 Giấy dán tường dạng lỏng khi thi công lần 2 chỉ cần sơn phủ lên một lớp vật liệu là có thể quét chồng lên được.
Giấy dán thông thường thì khi muốn thay đổi việc gỡ bỏ rất khó khăn.
Giấy dán tường dạng lỏng có thể điều chỉnh được màu sắc, tạo ra được những mẫu hoa văn với màu sắc phong phú còn giấy dán tường thông thường thì màu sắc luôn cố định.
Giấy dán tường dạng lỏng có nhiều phương án tạo hình phong phú với phong cách thiết kế cá tính hoá, còn giấy dán tường thông thường luôn bị động về mẫu mã.
Vật liệu màu của giấy dán tường dạng lỏng là vật liệu ánh quang dạng viên châu, từ đó tạo hiệu ứng thay đổi màu sắc. Còn giấy dán tường thông thường thì chỉ có một bộ phận sản phẩm cao cấp mới có được hiệu ứng này.
Giấy dán tường dạng lỏng rất mẫn cảm trong vấn đề biến đổi màu sắc nên luôn tạo cảm giác lập thể, còn giấy dán tường thông thường thì chỉ có một bộ phận sản phẩm cao cấp mới có được hiệu ứng này.
Giấy dán tường dạng lỏng là chất sơn dạng nước không độc, không mùi, có thể yên tâm khi sử dụng, còn đa số sản phẩm giấy dán tường thông thường đều không thân thiện với môi trường và rất dễ cháy.
Giấy dán tường dạng lỏng có giá thành thấp hơn so với giấy dán thông thường, tỷ lệ giữa giá cả và tính năng cao hơn so với giấy dán thông thường.
 Giấy dán tường dạng lỏng có tính năng lý hoá ưu việt, có hiệu quả tạo đồ án đẹp và tinh tế, có ưu thế thân thiện với môi trường, đây đang đần dần trở thành sản phẩm chủ đạo cho các bức tường trong nhà.
Đặc tính của giấy dán tường dạng lỏng
Sản phẩm giấy dán tường dạng lỏng được chế tạo tinh xảo từ hỗn hợp cao phân tử kết hợp với nguyên liệu ánh quang dạng viên châu cùng nhiều chất xúc tác đặc biệt khác, sản phẩm không độc, không mùi, thân thiện với môi trường, có khả năng chịu nước và chịu môi trường kiềm, axit cực tốt, không biến màu, không bong tróc, không nứt, bảo đảm sử dụng trên 20 năm không vấn đề gì.

1) Độ bóng sáng rất tốt
 Bằng loại vật liệu đặc biệt kết hợp với kỹ thuật tiên tiến nhất hiện nay khiến cho sản phẩm giấy dán tường dạng lỏng có thể tạo ra các mẫu hoa văn không những có màu sắc đều, hoa văn hoàn mỹ mà độ bóng màu rất cao. Bất luận là ánh sáng tự nhiên chiếu vào hay ánh sáng đèn chiếu vào đều tạo ra hiệu quả trang trí tuyệt vời, đây là điều mà các sản phẩm cùng loại khác không thể có được.
 2) Thi công đơn giản, nhanh chóng
 Với các khuôn mẫu và kỹ thuật thi công mới nhất sẽ khiến cho việc thi công dán tường đạt tốc độ nhanh hiệu quả cao.
 3) Sản phẩm có đầy đủ các mẫu mã, hoa văn để lựa chọn
Sản phẩm có 5 hệ mẫu mã chính gồm in hoa, lăn hoa, dạ quang, rồng đổi màu và điêu khắc, khách hàng có thể lựa chọn cho mình mẫu hoa văn yêu thích từ hơn 1000 mẫu hoa văn và lớp lót chuyên dụng khác nhau. Màu sắc của hoa không chỉ dừng lại ở mẫu hoa đơn màu, song màu mà còn có mẫu hoa nhiều màu sắc rất sinh động. Chúng tôi cũng có thể căn cứ theo nhu cầu của khách hàng để thiết kế riêng các kiểu hoa văn khác nhau nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hang
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ: http://xaynhadep.com.vn
Văn phòng:  NHADEP Build
Địa chỉ: 23 Tân Trang, Phường 9, Quận Tân Bình, TpHCM
Tel: 08 625 88889 - Email: xaynhadep.com@gmail.com - Website: http://XayNhaDep.com.vn

Xaynhadep.com.vn - Cách lau cửa kiếng hiệu quả

Cửa kính có kích thước lớn
Bước 1. Lau cửa
Những cánh cửa lớn thường dễ lau rửa hơn vì được sử dụng những dụng cụ có kích thước lớn. Những chiếc đầu chổi lau bằng vải bọc trên những thanh ngang dài chỉ cần nhúng đẫm trong chậu nước rửa là có thể làm sạch cả cánh cửa mà không hề sợ bị xước kính hay ảnh hưởng đến khung cửa. Để cho nhanh sạch nên dùng lọai nước rửa càng ít có bọt càng tốt.
Bước 2. Gạt sạch bọt
Dùng cần gạt (lọai dụng cụ có một lưỡi cao su thẳng gắn vào một giá đõ bằng nhựa hoặc kim lọai) để gạt nước cho sạch. Nếu bạn thuận tay phải nên bắt đầu từ phía bên trái. Kéo cần gạt theo hình vòng cung, cuối mỗi đường gạt lau lại lưỡi gạt bằng giẻ sạch lọai không có xơ. Các lọai vải xô hoặc khăn ăn bằng vải là vật liệu tốt nhất để làm việc này.
Sau khi gạt mà trên bề mặt kính vẫn còn những vết bẩn thì xử lý bằng lọai nước lau kính chuyên dụng.
Bước 3. Lau các góc cạnh
Các cạnh của cửa thường là nơi đọng nước cần được lau khô bằng vải mềm và sạch. Quan trọng nhất là chọn lọai vải không chứa sợi tổng hợp để lau cho dễ sạch và tránh tạo ra hiện tượng tích điện trên bề mặt kính.

Lọai cửa chia nhiều ô nhỏ
Bước 1. Cắt cần gạt nước cho vừa ô kính
Cắt những thanh gạt nước thành đọan ngắn hơn kích thước của ô cửa khỏang 1 cm. Thông thường các ô cửa kiểu này có kích thước giống hệt nhau nên chỉ cần cắt một thanh là đủ. Nếu kích thước các ô khác nhau thì cắt theo kích thước của ô bé nhất.
Bước 2. Lau rửa từng ô cửa
Dùng bọt biển trong trường hợp này là thích hợp nhất vì vật liệu này mềm, hút nước tốt và nhất là có thể chui vào các góa cạnh một cách dễ dàng.
Bước 3. Gạt sạch bọt
Gạt từ trên xuống dưới và lau các cạnh bằng khăn mềm
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ: http://xaynhadep.com.vn
Văn phòng:  NHADEP Build
Địa chỉ: 23 Tân Trang, Phường 9, Quận Tân Bình, TpHCM
Tel: 08 625 88889 - Email: xaynhadep.com@gmail.com - Website: http://XayNhaDep.com.vn

Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2011

Xaynhadep.com.vn - Quy trình khoan cọc nhồi

Quy trình khoan cọc nhồi
I. TỔNG QUÁT:
* Định nghĩa cọc khoan nhồi: Là loại cọc tiết diện tròn, được thi công bằng cách khoan tạo lỗ trong đất sau đó lấp đầy bằng Bêtông cốt thép.
- Thiết bị, kinh nghiệm của nhà thầu và tay nghề của công nhân có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của cọc.
- Khi thi công phải tiến hành kiểm tra từng giai đoạn, nếu đạt yêu cầu mới được tiến hành thi công giai đoạn tiếp theo.
* Công tác chuẩn bị:
1. Để có đầy đủ số liệu cho thi công cọc đại trà, nhất là trong điều kiện địa chất phức tạp, các công trình quan trọng, cọc chịu tải trọng lớn. Nhà thầu nên tiến hành thí nghiệm việc giữ thành hố khoan, thi công các cọc thử và tiến hành thí nghiệm cọc bằng tải trọng Tĩnh.
2. Trước khi thi công cọc cần tiến hành kiểm tra mọi công tác chuẩn bị để thi công cọc theo biện pháp thi công được duyệt, các công việc chuẩn bị chính có thể như sau:
- Hiểu rõ điều kiện địa chất và thuỷ văn của công trình, chiều dày và đặc trưng cơ lý của các lớp đất, kết quả quan trắc mực nước ngầm; áp lực nước lỗ rỗng, tốc độ dòng chảy của nước trong đất, khí độc hoặc khí dễ gây cháy nổ v.v.
- Nhà thầu chuẩn bị các phương án loại bỏ các chướng ngại vật dưới đất khi gặp phải, phòng ngừa ảnh hưởng xấu đến công trình lân cận và công trình ngầm.
- Nhà thầu phải yêu cầu Chủ đầu tư tiến hành công tác khảo sát, đo vẽ lập hồ sơ.
- Kiểm tra chất lượng của vật liệu chính (Thép, Xi măng, phụ gia, cát, đá, nước, …).
- Đảm bảo máy móc, thiết bị trong tình trạng sẵn sàng hoạt động tốt.
- Thi công lưới trắc đạc định vị các trục móng và toạ độ các cọc cần thi công.
- San ủi mặt bằng và làm đường phục vụ thi công.
- Lập phương án vận chuyển chất thải, tránh gây ô nhiễm môi trường.
- Lập biểu kiểm tra và nghiệm thu các công đoạn thi công theo mẫu in sẵn.
- Kiểm tra đường ống dẫn Bentonite, hố đào cạnh cọc để chứa Bentonite thu hồi.
- Lập biên bản nghiệm thu công tác chuẩn bị trước khi thi công.
II. BIỆN PHÁP THI CÔNG:
1. Định vị cọc:
- Căn cứ bản vẽ thiết kế và địa hình thực tế trên công trường mà ta định vị tim cọc.
- Trong quá trình thi công dấu định vị cọc dễ bị mất do bùn lầy, thiết bị di chuyển.
- Cách định vị cọc nên làm:
• Chọn 2 trục trên bản vẽ vuông góc tạo thành hệ toạ độ khống chế 4 móc của hệ trục này được gởi lên chỗ an toàn nhất có thể bên ngoài khu vực xây dựng. Từ hệ toạ độ này sẽ triển khai xác định các vị trí tim cọc. Khi bắt đầu khoan tại mỗi cọc phải kiểm tra lại.
• Sai số định vị của tim cọc sau khi thi công không được lệch quá 1/3 đường kính cọc.
• Tim cọc được xác định bằng 2 tim mốc kiểm tra A và B (xem hình) vuông góc với nhau và đều cách tim cọc 1 khoảng L bằng nhau.

2. Khoan tạo lỗ:
- Trước khi khoan phải kiểm tra độ thẳng đứng theo dây dọi của thân dẫn hướng của cần khoan để lỗ khoan không bị xiên lệch quá độ nghiêng cho phép (1/100).
- Để kiểm tra độ lệch xiên trên hiện trường tiện lợi nhất là xem việc lắp ráp các đoạn ống đổ bêtông. Khi lỗ khoan bị lệch nghiêng thì không thể đưa ống đổ xuống đáy hố được, tự thân ống bằng kim loại sẽ xuống theo đường dây dọi do trọng lượng bản thân của nó.
1. Khoan gần cọc vừa mới đổ bêtông xong:
- Khoan trong đất bão hoà nước khi khoảng cách mép các lỗ khoan < 1.5 m nên tiến hành cách quảng 1 lỗ; khoan các lỗ nằm giữa 2 cọc đã đổ bêtông nên tiến hành sau ít nhất 24 giờ từ khi kết thúc đổ bêtông.
2. Cao độ dung dịch khoan trong lỗ phải cao hơn mực nước ngầm ít nhất là 1.5 m. Khi có hiện tượng thất thoát dung dịch trong hố khoan thì phải có biện pháp xử lý kịp thời.
3. Đo đạc trong khi khoan: Gồm kiểm tra tim cọc, đo đạc độ sâu các lớp đất qua mùn khoan lấy ra và độ sâu hố khoan theo thiết kế. Các lớp đất theo chiều sâu khoan phải được ghi chép trong nhật ký khoan và hồ sơ nghiệm thu cọc. Cứ khoan được 2 m thì lấy mẫu đất 1 lần. Nếu phát hiện thấy địa tầng khác so với hồ sơ khảo sát địa chất thì báo ngay cho thiết kế và chủ đầu tư để có biện pháp điều chỉnh, xử lý kịp thời.
- Sau khi khoan đến chiều sâu thiết kế, dừng khoan 30 phút để đo độ lắng. Độ lắng được xác định bằng chênh lệch chiều sâu giữa 2 lần đo lúc khoan xong và sau 30 phút. Nếu độ lắng vượt quá giới hạn cho phép thì tiến hành hút cho tới khi đạt yêu cầu.
* Dung dịch khoan:
- Dung dịch khoan: Là dung dịch gồm nước sạch và các hoá chất khác như Bentonite, Polime …, có khả năng tạo màng cách nước gữa thành hố khoan và đất xung quanh, đồng thời giữ ổn định thành hố khoan.
- Tuỳ theo điều kiện địa chất, thuỷ văn, nước ngầm để chọn phương pháp giữ thành hố khoan và dung dịch khoan thích hợp. Dung dịch khoan được chọn dựa trên tính toán theo nguyên lý cân bằng áp lực ngang giữa cột dung dịch trong hố khoan và áp lực của đất nền và nước quanh vách lỗ. Khi khoan trong địa tầng dễ sụt lở, áp lực cột dung dịch phải luôn lớn hơn áp lực ngang của đất và nước bên ngoài.
- Dung dịch Bentonite dùng giữ thành hố khoan nơi địa tầng dễ sụt lỡ. Khi mực nước ngầm cao (lên đến mặt đất) cho phép tăng tỷ trọng dung dịch bằng các chất có tỷ trọng cao như Barit, cát Magnetic …
- Kiểm tra dung dịch Bentonite từ khi chế biến cho đến khi kết thúc đổ bêtông từng cọc, kể cả việc điều chỉnh để đảm bảo độ nhớt và tỷ trọng thích hợp. Dung dịch có thể tái sử dụng trong thời gian thi công nếu đảm bảo được các chỉ tiêu thích hợp, nhưng không quá 6 tháng.
- Nhiệm vụ của dung dịch: Chuyển bùn tự nhiên lên hố lắng, cân bằng thuỷ tĩnh để thành vách hố khoan không bị sập.
- Trong trường hợp ngừng thi công (do thời tiết hay hết giờ làm) người kỹ thuật phải đảm bảo trong hố khoan có đầy dung dịch và không bị thấm đi trong thời gian ngưng thi công.
3. Kiểm tra địa tầng:
- Kỹ thuật viên đọc kỹ hồ sơ khảo sát địa chất để nắm rõ chiều dày các lớp đất mà cọc phải đi qua, tính chất của các lớp đất.
- Tại mỗi lỗ khoan: Dựa vào tốc độ xuống của mũi khoan, màu sắc của dung dịch, thành phần của bùn kỹ thuật viên xem và ghi rõ trong “Hồ Sơ Lý Lịch Cọc”. Nếu địa tầng thực tế có khác nhiều so với hồ sơ khảo sát địa chất thì giám sát thi công báo cáo cho bên tư vấn biết.
4. Kịểm tra độ sâu của hố khoan:
- Dùng thước dây có treo quả dọi thả xuống hố khoan sau khi vệ sinh hố khoan, hoặc đo chiều dài của từng cần khoan để xác định độ sâu của hố khoan.
5. Vệ sinh hố khoan:
- Đây là công đoạn quan trọng nhất trong quá trình thi công cọc khoan nhồi. Sau khi khoan đến độ sâu thiết kế lượng phôi khoan không thể trồi lên hết. Khi ngừng khoan, những phôi khoan lơ lửng trong dung dịch sẽ lắng trở lại trong đáy hố khoan, hoặc những phôi khoan có kích thước lớn mà dung dịch không thể đưa lên khỏi hố khoan được.
- Các công đoạn xử lý như sau:
• Dùng ống PVC hoặc ống kim loại có đường kính từ 60 – 100 mm (càng lớn càng dễ bơm) đưa xuống tới đáy hố khoan, dùng khí nén bơm ngược bùn tự nhiên trong hố khoan ra ngoài, các phôi khoan có xu hướng lắng xuống sẽ bị đẩy ngược lên và thoát ra ngoài lỗ khoan cho đến khi không còn cặn lắng lẫn lộn là đạt yêu cầu.
• Trong quá trình bơm khí nén, hố khoan phải luôn luôn được cấp đầy dung dịch để xác định độ sạch hố khoan. Có thể làm cụ thể như sau: Đổ vào hố khoan một số đá 1x2, khi bơm lên dùng lưới hứng lại để kiểm tra. Nếu lượng đá 1x2 được bơm lên gần bằng với lượng đá bỏ xuống thì công đoạn vệ sinh hố khoan đạt yêu cầu.
6. Công tác cốt thép:
- Căn cứ vào bản vẽ thiết kế để gia công thép cho cọc.
- Con kê: Là phụ kiện bằng thép bản hoặc Xi măng – Cát (hình tròn) dùng định vị lồng thép trong lỗ khoan. Chiều dày lớp bảo vệ là 50 mm
- Số lượng con kê cần buộc đủ để hạ lồng thép chính tâm.
- Nối các đoạn lồng thép chủ yếu bằng dây buộc, chiều dài nối theo quy định của thiết kế. Khi cọc có chiều dài lớn, cần phải nối bằng Bulon đảm bảo đoạn lồng thép không bị tụt khi lắp hạ.
7. Xử lý cặn lắng đáy lỗ khoan trước khi đổ Bêtông:
- Sau khi hạ xong cốt thép mà cặn lắng vẫn quá quy định thì phải bơm hút bùn để làm sạch đáy. Trong quá trình xử lý cặn lắng phải bổ sung dung dịch đảm bảo cao độ dung dịch theo quy định.
- Công nghệ khí nâng được dùng để làm sạch hố khoan. Khí nén được đưa xuống gần đáy hố khoan bằng ống thép (đk 60 mm), cách đáy khoảng 60 cm. Khí nén được trộn với bùn nặng tạo thành loại bùn nhẹ dâng lên theo ống đổ Bêtông ra ngoài. Qúa trình thổi rửa tiến hành cho tới khi các chỉ tiêu của dung dịch khoan và độ lắng đạt yêu cầu quy định.

8. Công tác Bêtông:
- Đáy ống đổ bêtông phải luôn ngập trong bêtông ≥ 1.5 m.
- Dùng nút dịch chuyển tạm thời (nút cao su hay nhựa có vát côn) đảm bảo cho mẻ bêtông đầu tiên không tiếp xúc trực tiếp với dung dịch khoan trong ống đổ bêtông và loại trừ khoảng chân không khi đổ bêtông.
- Bêtông không được gián đoạn trong thời gian dung dịch khoan có thể giữ thành hố khoan (khoảng 4 giờ).
- Mac Bêtông thường dùng là 250.
- Cấp phối đá, cát, xi măng, nước, phụ gia (nếu có) phải đúng với mac bêtông.
- Chất lượng của các vật liệu bêtông phải đảm bảo, tránh các tạp chất.
- Độ sụt của bêtông khoảng 180 mm.
- Khối lượng bêtông thực tế so với kích thước lỗ cọc theo lý thuyết không được > 20 %. Khi tổn thất bêtông lớn phải kiểm tra lại biện pháp giữ thành hố khoan.
- Lấy mẫu bêtông để kiểm tra chất lượng của bêtông.
9. Quy trình đổ Bêtông:
- Căn cứ tiết diện và chiều dài cọc thiết ke, kỹ thuật viên tính sơ bộ lượng bêtông sẽ cần để lắp đầy lỗ khoan. Thực tế tiết diện cọc sẽ lớn hơn tuỳ theo tầng địa chất.
- Để đảm bảo chất lượng và cường độ bêtông trong suốt chiều dài cọc, thì thời gian đổ bêtông cho 1 cọc không được kéo dài quá 6 giờ.
- Qui trình cắt ống đổ bêtông: Kỹ thuật viên và giám sát có thể theo dõi cao độ của mức bêtông dâng lên trong hố khoan bằng cách tính sơ bộ lượng bêtông đổ qua từng mẻ.
- Trước khi cắt ống đỗ bêtông phải nâng ống đổ rồi thả chùng Cable để xác định “độ ngồi” của ống đổ trong bêtông, rồi cho cắt ống.
- Khi bêtông dâng lên miệng hố khoan, dù công tác vệ sinh đã được làm kỹ lưỡng nhưng lớp bêtông trên cùng thường bị nhiễm bùn tự nhiên. Nên lớp bêtông trên cùng trào ra khỏi miệng hố khoan phải bỏ đi, khi thấy lớp bêtông kế tiếp đạt yêu cầu thì ngưng đổ.
10. KIỂM TRA VÀ NGHIỆM THU:
a. Kiểm tra dung dịch khoan:
- Dung dịch khoan phải được chuẩn bị trong các bồn chứa có dung tích đủ lớn, pha trộn với nước sạch, cấp phối tuỳ theo chủng loại Bentonite.
- Bề dày lớp cặn lắng đáy cọc ≤ 10 cm (đối với cọc ma sát + chống)
- Kiểm tra dung dịch khoan bằng các thiết bị thích hợp, việc đo lường dung trọng có độ chính xác 0.005 g/ml.
- Trước khi đổ bêtông nếu kiểm tra mẫu dung dịch tại độ sâu khoảng 0.5 m từ đáy lên có khối lượng riêng > 1.25 g/cm3, hàm lượng cát > 8%, độ nhớt > 28 giây thì phải thổi rửa đáy lỗ khoan để đảm bảo chất lượng cọc.
c. Kiểm tra lồng thép:
- Sai số cho phép về lồng thép do thiết kế quy định.
d. Kiểm tra Bêtông:
- Bêtông trước khi đổ phải lấy mẫu, mỗi cọc 3 tổ mẫu lấy cho 3 phần: Đầu, giữa, mũi cọc; mỗi tổ 3 mẫu. Kết quả ép mẫu kèm theo lý lịch cọc.
- Cần kết hợp từ 2 phương pháp khác nhau trở lên để kiểm tra bêtông. Khi cọc có chiều sâu > 30 lần đường kính thì phải dùng phương pháp kiểm tra qua ống đặt sẵn.
- Khi phát hiện khuyết tật, nếu còn nghi ngờ cần kiểm tra bằng khoan lấy mẫu và các biện pháp khác để khẳng định khả năng chịu tải lâu dài của nó trước khi quyết định xử lý sửa chữa hoặc phải thay thế bằng các cọc khác. Quyết định cuối cùng do Thiết kế kiến nghị, Chủ đầu tư chấp thuận.
e. Kiểm tra sức chịu tải của cọc đơn:
- Sức chịu tải của cọc đơn do thiết kế xác định. Tuỳ theo mức độ quan trọng của công trình và tính phức tạp của điều kiện địa chất công trình mà thiết kế quy định số lượng cọc cần kiểm tra sức chịu tải.
- Số lượng cọc cần kiểm tra sức chịu tải được quy định dựa trên mức độ hoàn thiện công nghệ của nhà thầu, mức độ rủi ro khi thi công, tầm quan trọng của công trình. Tối thiểu mỗi loại đường kính 1 cọc. Tối đa là 2% tổng số cọc.
- Kết quả thí nghiệm là căn cứ pháp lý để nghiệm thu móng cọc.
- Phương pháp kiểm tra sức chịu tải của cọc đơn chủ yếu là thử Tĩnh (nén tĩnh, nhổ tĩnh, nén ngang). Đối với các cọc không thể thử tĩnh được (cọc trên sông, biển …) thì nên dùng phương pháp thử động PDA, Osterberg, Statnamic …
- Tiến hành thử tĩnh cọc có thể trước hoặc sau khi thi công cọc đại trà. Đầu cọc thí nghiệm nén tĩnh phải cao hơn mặt đất xung quanh 20 – 30 cm và có ống thép dày 5 – 6 mm, dài khoảng 1 m để đảm bảo không bị nứt khi thí nghiệm và phản ánh đúng chất lượng thi công.
f. Nghiệm thu: Dựa trên cơ sở các hồ sơ sau:
- Hồ sơ thiết kế được duyệt.
- Biên bản nghiệm thu trắc đạt định vị trục móng cọc.
- Kết quả kiểm định chất lượng vật liệu, chứng chỉ xuất xưởng của các vật liệu chế tạo trong nhà máy.
- Kết quả thí nghiệm mẫu bêtông.
- Hồ sơ nghiệm thu từng cọc.
- Bản vẽ hoàn công cọc có thuyết minh sai lệch theo mặt bằng và chiều sâu cùng các cọc bổ sung và các thay đổi thiết kế đã được chấp thuận.
- Các kết quả thí nghiệm độ toàn khối của cây cọc (thí nghiệm biến dạng nhỏ PIT …) theo quy định của thiết kế.
- Các kết quả thí nghiệm kiểm tra sức chịu tải của cọc.
11. CÁC BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG:
- Tất cả các loại máy móc, thiết bị vận hành phải tuyệt đối tuân theo quy trình an toàn, đặc biệt là quy trình an toàn cho xe cẩu và máy khoan.
- Lắp dựng hệ thống biển báo khu vực nguy hiểm, khu vực cọc vừa mới đổ bêtông xong, cấm di chuyển qua các khu vực này.
- Khi bị tắc ống đổ bêtông, Nhà thầu phải có phương án xử lý được thiết kế chấp thuận và chỉ được xử lý theo lệnh của người chỉ huy chung.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ: http://xaynhadep.com.vn
Văn phòng:  NHADEP Build
Địa chỉ: 23 Tân Trang, Phường 9, Quận Tân Bình, TpHCM
Tel: 08 625 88889 - Email: xaynhadep.com@gmail.com - Website: http://XayNhaDep.com.vn

Xaynhadep.com.vn - Phong thủy phòng tắm

Phòng tắm giữ vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe và tinh thần bạn tuy nó không phải là vị trí chủ đạo của ngôi nhà.
Khi thiết kế phòng tắm cần xem xét kỹ lưỡng và dựa trên 8 quan điểm sau:
Trần nhà
Nếu trần nhà bị ảnh hưởng từ hơi nước quá nhiều sẽ dễ bị bong tróc. Do đó, bạn nên lựa chọn vật liệu trần có tính năng chống thấm, chống ẩm, chịu nhiệt tốt. Phần đỉnh của phòng tắm rửa, vệ sinh cần phải chú ý ngăn ngừa ẩm ướt và đảm bảo độ kín đáo.
Nếu dùng thạch cao để trang trí trần, bạn phải kết hợp sơn 1 lớp sơn chống thấm bên ngoài để tránh nước và tăng tính thẩm mỹ. Trần nhà làm bằng các loại ván nhôm nhiều màu cũng có tác dụng chịu nước rất tốt. Nếu kết hợp dán một lớp vật liệu cách nhiệt bên ngoài sẽ tăng hiệu quả hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn nhựa PVC có tính năng phòng ngừa nước treo trần để che kín các đường ống dẫn.
Vách tường
Vách tường trong nhà vệ sinh chiếm diện tích nhiều nhất. Do đó, cần lựa chọn những vật liệu có tính chống thấm, chống mục và chống biến chất cao. Các loại gạch men dễ lau chùi, nhiều màu sắc đẹp mắt, mau khô là vật liệu ốp tường vệ sinh lý tưởng để bạn lựa chọn.

Chú ý, nên chọn gạch ốp tường có màu tương đồng với gạch nền để tạo ra sự thống nhất cho phòng vệ sinh của bạn.
Sàn nhà
Sàn của phòng tắm, vệ sinh không được tích nước, không trơn trượt để đảm bảo an toàn khi sử dụng. Tốt nhất, bạn nên chọn các loại gạch nền có hoa văn nổi để lắp đặt.
Lỗ thoát nước
Mặt sàn của nhà vệ sinh cần có lỗ thoát nước mạnh và có độ nghiêng nhất định để tránh nước ứ đọng gây trơn trượt, ẩm ướt và tạo ra khí xấu cho ngôi nhà của bạn.
Máy sưởi ấm khí
Bạn chỉ nên lắp đặt loại máy này ở các phòng khác. Vì nếu đặt ở phòng vệ sinh sẽ làm tản khí, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Thay vào đó, sử dụng những vật trang trí bằng kim loại sẽ gia tăng nguồn khí ấm, đồng thời có thể khuếch đại nhiệt lượng.


Bài trí cho phòng tắm rửa, vệ sinh
Bạn nên trang bị đầy đủ những vật dụng cần thiết cho việc vệ sinh, tắm rửa như bồn tắm, phòng tắm, bồn rửa mặt, bồn cầu... Ngoài ra, gương trang điểm, giá treo khăn, tay vịn cho bồn tắm cũng rất cần thiết.
Nên chọn bồn tắm dạng hình tròn hoặc hình chữ nhật là tốt nhất. Ngoài ra, bồn tắm hình 5 cạnh có quy tắc hay hình lục giác cũng rất phù hợp. Chú ý, không nên chọn bồn tắm hình tam giác hay hình dạng bất quy tắc sẽ gây bất lợi khi sử dụng.
Nếu có điều kiện, bạn có thể lắp đặt loại bồn tắm massage chống trơn trượt, có nhiều vòi phun, có van tự động điều chỉnh nhiệt độ nước, bàn trang điểm, rửa mặt có dán đá hoa cương, máy tạo gió, dao cạo râu, gương tắm cỡ lớn, máy thổi gió nóng làm khô tay, quạt thông gió. Tuy nhiên, cần chú ý tránh đặt gương phòng tắm ở vị trí chiếu thẳng ra ngoài, tránh dùng gương quá to và không nên treo nhiều gương.
Cánh cửa
Cửa phòng vệ sinh nên làm bằng chất liệu có tính năng ngăn thấm nước, chống gỉ, mục. Tránh dùng cửa gỗ. Nên có thanh chắn ở cửa để đề phòng nước thoát ra ngoài.
Thiết bị điện
Khi lắp đặt các thiết bị điện cần chú ý đảm bảo độ an toàn cao vì phòng tắm, rửa vệ sinh thường xuyên ẩm ướt. Nên chọn loại ổ cắm điện có nắp đậy ngăn nước. Không nên lắp đặt để lộ dây điện ra ngoài.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ: http://xaynhadep.com.vn
Văn phòng:  NHADEP Build
Địa chỉ: 23 Tân Trang, Phường 9, Quận Tân Bình, TpHCM
Tel: 08 625 88889 - Email: xaynhadep.com@gmail.com - Website: http://XayNhaDep.com.vn

Xaynhadep.com.vn - Kinh nghiệm xây nhà

Nôn nao nhất là lúc căn nhà gần hoàn thiện, nhưng nhiều phát sinh nhất cũng vào thời điểm này. Dưới đây là một số kinh nghiệm thực tế của những người đã từng trải qua giai đoạn này.
Cần tích cực trao đổi với nhà thầu trong quá trình xây dựng
Khổ khi không chịu khoán
Bà Lan Phương, chủ một căn nhà ba tầng lầu xây từ hai năm trước trên đường Phổ Quang, Phú Nhuận kể: "Nói đến xây nhà tôi còn rùng mình. Tôi thuê kiến trúc sư thiết kế, theo bản vẽ đó tôi thuê thầu xây nhà và tự mua sắm vật tư. Thực ra ban đầu tôi có gọi khoán. Người ta đưa ra giá khoán gọn là 950 triệu đồng, thời giá hồi đó. Tôi đi hỏi người quen và chẳng biết lúc tính như thế nào mà thấy rẻ hơn được đến 30 triệu. Thế là tôi không khoán nữa mà tự mình đi lo vật tư. Cuối cùng thì phát sinh nhiều hơn số tiền mà mình tính sẽ tiết kiệm được".

Nhưng thiệt hại nhiều nhất là thiệt hại về thời gian.
Bà Lan Phương nói: "Đến lúc chọn thiết bị vệ sinh, gạch ốp lát cho phòng vệ sinh và hệ thống đèn trong nhà thì tôi thật sự bị ngợp. Tôi bị ngợp giữa cả trăm mẫu gạch, trăm loại giá và rất nhiều lời khuyên của người bán, của thợ, lời khuyên nào cũng có vẻ có lý. Sáng chọn gạch màu xanh, trưa đổi sang màu hồng, chiều tối lại thấy màu nâu mới hay. Có những lúc tôi phải quyết để cho công việc xong. Bây giờ nhìn lại, thấy phòng vệ sinh nhà mình tốn rất nhiều tiền mà lại không đẹp và bất hợp lý nữa. Chẳng lẽ lại đục lên làm lại?".

Phải biết rõ tiến độ
Đó là một trong những khó khăn mà các chủ nhà thường gặp phải khi xây nhà. Cũng có những chủ nhà có kinh nghiệm hơn hoặc gặp được người tư vấn rành việc nên biết xử lý công việc trong giai đoạn hoàn thiện. Ông Ngô Đăng Cường, chủ nhà số 100 Nguyễn Thanh Tuyền, phường 2, quận Tân Bình kể: "Lúc mới đào móng xây nhà, đổ tấm, ngày nào qua công trường cũng thấy thay đổi, ngôi nhà thành hình dần, thấy công việc rất chạy. Khi ngôi nhà đã xong phần thô, bước vào hoàn thiện lại thấy công việc như  chậm hẳn lại vì ngày nào ghé công trường cũng thấy ngôi nhà vẫn có nhiêu đó. Thế là sốt ruột sinh lo lắng, muốn điều chỉnh!

Thực ra, theo tôi, để không bị ảnh hưởng bởi tâm lý này, cần nắm vững tiến độ. Nghĩa là chủ nhà phải có một bảng liệt kê công việc theo thời gian cho rõ ràng, ngày này tuần này ngôi nhà phải làm đến đâu. Từ đó, biết trước việc mình phải làm. Nắm vững được cái này thì sẽ biết cái gì làm trước, cái gì làm sau, đỡ rối. Thường thường vào cuối năm, nhiều khi thợ thầu cùng giục đẩy nhanh tiến độ, ai cũng muốn phần việc mình nhanh xong, nếu mình không nắm được tiến độ là chồng chéo lên nhau liền".
Ví dụ mà ông Cường đưa ra là sơn nước, làm lan can, bông cửa và lát gạch. Ông yêu cầu sơn nước làm dứt điểm việc trét ma tít, sơn lót, sơn phủ. Thợ sắt cũng phải hoàn chỉnh việc hàn, sơn lót sơn phủ bông cửa. Sau đó mới lót gạch. Lót xong, thợ sơn chỉ còn việc sơn giặm, hạn chế việc dùng giàn giáo. Ông rút kinh nghiệm này ở nhà một người quen, trong lúc đợi thợ sắt, thợ sơn vì bản thân thợ cuối năm phải làm nhiều công trình, ông thầu đòi cho bên hồ lát gạch trước. Lát xong, thợ sơn vào bắc giàn giáo, thợ sắt vào hàn. Dù cẩn thận đến mấy, sàn gạch cũng bị hư ít viên.
Cần tích cực trao đổi với thầu
Ông Ngô Phước Minh, chủ nhà số 164/16 Nguyễn Trọng Tuyển, phường 8 Phú Nhuận thì chia sẻ kinh nghiệm: "Tôi làm nhà có kiến trúc sư tư vấn lại khoán gọn từ A đến Z. Dù vậy, là chủ nhà tôi vẫn phải theo dõi công trình và làm những phần việc của chủ nhà đặc biệt là lúc hoàn thiện. Trong khâu hoàn thiện, có ngày có đến cả mấy chục thợ vào làm việc trong nhà mình mà vẫn không thấy rối. Về chuyện vật tư, dù đã khoán, trong hợp đồng có ghi rõ chủng loại vật tư, giá cả nhưng trước ngày thi công, vẫn phải xem tận mắt mẫu gạch, mẫu thiết bị vệ sinh... xem có phù hợp hay không để còn đổi kịp trước lúc giao".
Ông Minh nói thêm: "cái quan trọng với tôi là bố trí phòng, mình phải trao đổi với kiến trúc sư để biết trước công việc, để đến khi thi công không phải sửa đổi. Ví dụ như phải hình dung giường nằm ở đâu, công tắc điện ở đâu, chỗ nào cần giắc cắm cho điện thoại, cho máy tính nối mạng... Quá trình trao đổi với kiến trúc sư có thể có ý kiến khác nhau, phải xét kỹ theo ý mình nhưng khi gút, nên nghe theo người có chuyên môn vì mình tuy gọi là có kinh nghiệm cũng chỉ xây vài ba căn nhà, đâu thể nào bằng người chuyên đi xây nhà và đã xây đến hàng trăm căn".
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ: http://xaynhadep.com.vn
Văn phòng:  NHADEP Build
Địa chỉ: 23 Tân Trang, Phường 9, Quận Tân Bình, TpHCM
Tel: 08 625 88889 - Email: xaynhadep.com@gmail.com - Website: http://XayNhaDep.com.vn

Thứ Năm, 24 tháng 11, 2011

Xaynhadep.com.vn - Những góc sống trong ngôi nhà

Lạ thay, có những ngôi nhà ở, từ ngày mừng tân gia đã được khen là lạ, là đẹp; nhưng qua một vài năm gặp lại, ta bị hụt hẫng, vì dường như nó đã mang một tiếng nói khác, ngoài ý tưởng mà kiến trúc sư  đã đặt để. Nhưng cũng có trường hợp, ngôi nhà cũ lại cho những cảm nhận thú vị mới mẻ. Lúc này phong cách kiến trúc Đông hay Tây… không còn ai bàn đến. Phải chăng, tất cả mọi ý tưởng đã nhuyễn vào trong, chỉ đơn giản là một cảm giác thoải mái và ấm cúng của không gian ở? Hay phải chăng, công năng kiến trúc hợp lý (là điều cần có trước cả việc đi tìm ngôn ngữ kiến trúc cho một công trình) đã luôn có sức thuyết phục? Sự hợp lý ở đây có cả sự tham gia của những vật dụng hằng ngày, phát sinh trong quá trình diễn ra “đời sống” ngôi nhà.

Một bài viết  đã nói đến phong cách kiến trúc của ngôi nhà này chịu ảnh hưởng Le Corbusier. Lúc bấy giờ, tạo hình của nó đã mang lại một phong vị mới, khác lạ hẳn với món ăn “villa kiến trúc kiểu Pháp” đã nhàm chán ở khắp nội, ngoại thành Hà Nội. Ngôi nhà ở Xuân Mai là “lối sống đã chọn” của gia chủ từ vài chục năm qua. Với họ, mọi công việc, sự nghiệp đều “được sống chung” với sắc lá đổi thay theo từng mùa và thời gian sẽ được tính bằng những đợt hoa nở rộ trên cây này cây khác. Ngôi nhà “động” chứ không tĩnh như người ta vẫn quan niệm nhà ngoại ô chỉ là nơi lui về ở ẩn cuối tuần. Nó vừa là nhà nghỉ ngoại ô, vừa là nơi ở và là nơi làm việc cho một số thành viên trong nhà, với công việc sáng tạo nghệ thuật của mỗi người. Công năng của ngôi nhà được phát triển theo phong cách sống của cả gia đình và theo tính cách của mỗi người, có cái chung và có từng góc riêng. Sau vài năm trở lại, có thể nhận ra rằng ngôi nhà duyên hơn chính bởi những góc đời sống ấy. Cây cối đã lớn lên ở chỗ này chỗ khác, với những hình dáng chủng loại khác nhau, đã đem lại vẻ sinh động cho từng khuôn cửa trống hay những mảng kính lớn, để thiên nhiên tham gia vào bố cục nội thất. Những góc phòng có bóng tối âm âm của giàn cây leo ngoài cửa sổ hắt vào, cho những phút thật riêng tư suy ngẫm. Nhưng một cách khác, khoảng trống trước bờ ao có những vạt cây bụi lại cho cảm giác được sẻ chia

Ban công trên tầng lầu, nơi hương cau đổ vào nhà, là chỗ nữ họa sĩ - chủ nhà có thể hoàn toàn trao gửi cảm hứng trên toan vẽ với những sắc màu nguyên gốc dưới ánh sáng tự nhiên. Và thiên nhiên sinh động trở lại gần gũi trong mỗi bức tranh hoa cỏ của bà. Góc của người trẻ tuổi dường như thực tế hơn với những bố cục chặt chẽ của giá để đĩa hát, kệ để tạp chí, sách vở, hoặc của chiếc bàn làm việc dành cho những bản vẽ kiến trúc và máy tính… Hai căn phòng bố cục không gian giống nhau, nhưng đã rõ là hai thế hệ, hai nghề nghiệp: với kiến trúc sư là chặt chẽ hơn, với họa sĩ - pianist là tự do hơn, phóng khoáng hơn. Như một lời khẳng định: chỉ có chính ta mới hoàn thiện được phong cách kiến trúc cho nơi sống của mình, họ gửi vào mỗi góc sống cái TÔI theo thời gian. Những điểm nhìn từ trong phòng ra ngoài không trực tiếp, mà có lớp lang, chính phụ bằng sự tham gia của các chi tiết kiến trúc và những mảng sân, vườn hay tiểu cảnh.

Cả nhà yêu bạn bè, nên ở đây, bếp là nơi thư  giãn ấm cúng nhất. Khu bếp có thật nhiều chỗ ngồi, trong ngoài đều thật gần với vườn, nhiều lối vào ra, hết sức mở… Vật dụng nhà bếp cũng tham gia vào “bức tranh sắp đặt” có ý tứ - đó là sự chan hòa tự nhiên mà người khách nào đến đây cũng cảm thấy được. Sự chuyển tiếp của không gian từ nhiều góc của ngôi nhà nối với bên ngoài, với sân, với những lối ra vườn… là ý tưởng từ ban đầu của tác giả, giờ đây càng rõ ràng hơn.

Biết yêu từng góc sống và biết sống đẹp, thì ngôi nhà không đơn thuần chỉ là “vẻ đẹp của một công trình kiến trúc”, nó trở thành một nhân vật, biết chia sẻ và bao dung. Đó là nơi chốn mà mỗi người trong gia đình luôn muốn trở về.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ: http://xaynhadep.com.vn
Văn phòng:  NHADEP Build
Địa chỉ: 23 Tân Trang, Phường 9, Quận Tân Bình, TpHCM
Tel: 08 625 88889
Email: xaynhadep.com@gmail.com
Website: http://XayNhaDep.com.vn

Thứ Tư, 23 tháng 11, 2011

Xaynhadep.com.vn - Cách nào chọn sơn ngoại thất

Sơn ngoại thất là một công đoạn tất yếu khi hoàn thiện công trình. Nó cũng thú vị và khó nghĩ như khi bạn phải đắn đo lựa chọn bộ cánh nào phù hợp để khoác lên mình vậy.
Và để việc sơn phết này phát huy hiệu quả tối đa, mọi việc phải bắt đầu ngay từ khâu chọn sơn ngoại thất …

Không chỉ mang đến tính thẩm mỹ, sơn ngoại thất còn đóng vai trò rất quan trọng và mang lại nhiều lợi ích lâu dài cho ngôi nhà của bạn. Nếu như không hiểu rõ điều này, mà cứ để mặc việc sơn tường diễn ra theo thói quen và sở thích chủ quan, thì không những không phát huy được tác dụng của vật liệu mà thậm chí có thể còn có tác dụng ngược.

Về cơ bản, việc sơn phủ bề mặt tường bên ngoài ngôi nhà có các tác dụng sau: làm tăng hệ số phản xạ ánh sáng trên bề mặt tường giúp giảm nhiệt độ bên trong ngôi nhà; tạo hiệu ứng lớn/nhỏ cho không gian; giúp mặt tường có màu sắc, hay độ nhẵn/nhám đúng theo ý đồ thẩm mỹ; làm cho bề mặt tường sạch sẽ và dễ vệ sinh; bảo vệ bề mặt tường và kết cấu bên trong khỏi những tác nhân từ môi trường bên ngoài, góp phần bảo vệ ngôi nhà bền vững hơn.
Thế nào là sơn ngoại thất chất lượng?
Theo các kiến trúc sư và chuyên gia xây dựng kinh nghiệm, một loại sơn ngoại thất được đánh giá tốt nhất thiết phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau:
- Có độ che lấp và khả năng bám dính cao, giữ  được màu sắc lâu phai;
- Bề mặt sơn có khả năng chống thấm, chống trầy xước, chống bám bẩn và lau chùi tốt;
- Không gây hại môi trường và tiết kiệm điện năng thông qua khả năng chống nóng hiệu quả, góp phần làm giảm thiểu hiệu ứng nhà kính.
- Thỏa mãn  được các yêu cầu về kỹ thuật và mỹ thuật cho bề mặt tường;
- Chủng loại sơn, màu sắc sơn phải phong phú, đáp ứng tối đa nhu cầu về thẩm mỹ lẫn công năng.

Trên thị trường hiện nay, có không ít các dòng sơn ngoại thất được sản xuất theo công nghệ cao, đáp ứng được các tiêu chuẩn nói trên. Vì thế chúng ta hầu như không phải mất quá nhiều công sức tìm kiếm, mà chỉ cần bỏ chút thời gian nghiên cứu để chọn đúng loại sơn phù hợp nhất cho ngôi nhà của mình. 
Cách chọn sơn ngoại thất thích hợp
Thông thường, để chọn được loại sơn ngoại thất phù hợp, bạn có thể dựa vào các yếu tố sau…
-  Thương hiệu: Bạn nên chọn những thương hiệu uy tín, được người tiêu dùng đánh giá tốt. Vì những thương hiệu này luôn có sẵn những tài liệu tham khảo hữu ích cũng như đội ngũ tư vấn thông tin sản phẩm cho khách hàng. Chưa kể, một số thương hiệu sơn cao cấp còn có chế độ bảo hành và chương trình khuyến mãi khá chu đáo và hấp dẫn.
- Chất lượng và tính năng: Thương hiệu uy tín thường đi đôi với chất lượng đảm bảo và những tính năng vượt trội, loại sơn đặc biệt áp dụng công nghệ Hybrid Nano tiên tiến - kết hợp giữa các phân tử Nano Silicon và phân tử Nano Fluoro Carbon, giúp màng sơn có độ chống thấm và chống bám bẩn bề mặt cực kỳ hiệu quả, lại chịu đựng sự tác động khắc nghiệt của mội trường, thời gian bảo vệ công trình dài lâu. Sơn NanoShield còn có riêng dòng sản phẩm chống nóng mới, kết hợp các tính ưu việt và tính năng giảm nhiệt tối ưu, giúp cho nhiệt độ ngôi nhà mát hơn và giảm từ 3-5 độ C, tiết kiệm tới 30% điện năng cho các thiết bị điện lạnh trong nhà.
- Môi trường: Nếu trước đây, người mua sơn chỉ quan tâm việc chống thấm, bảo vệ tường, bề mặt đẹp, thì giờ đây người mua sơn còn đòi hỏi ở sơn ngoại thất những yếu tố mang tính bảo vệ môi trường như: không chứa chì và thủy ngân, hàm lượng V.O.C thấp, phản xạ ánh sáng, giúp tiết kiệm năng lượng tiêu hao, kháng khuẩn, … với tính năng kép, vừa thân thiện, vừa chống chịu được sự khắc nghiệt của môi trường. Dòng sản phẩm này hiện đang trở thành một trong những loại sơn ngoại thất được người tiêu dùng ưa chuộng nhất hiện nay.
- Màu sắc: Đa phần các chủ nhà đều thích tự chọn màu sơn, nhưng thực tế việc này không hề dễ và không thể ngẫu hứng. Cách tốt nhất là bạn hãy đưa ra yêu cầu, hay ý tưởng về một tông màu chủ đạo theo sở thích, theo phong thủy hoặc theo hướng nhà, người thiết kế sẽ giúp bạn phối màu trên cơ sở đó và tư vấn cho bạn hiệu quả nhất.
- Giá thành: Không nên quá tiết kiệm khi chọn mua những dòng sơn ngoại thất. Bởi sơn ngoại thất tốt thì dù giá thành có trội hơn, nhưng bù lại, có thể giúp bạn giảm thời gian thi công, lượng sơn sử dụng ít hơn, giảm tác hại đối với môi trường và đặc biệt là tiết kiệm được chi phí sơn nhà trong nhiều năm sau đó.Trình duyệt của bạn có thể không hỗ trợ hiển thị hình này.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ: http://xaynhadep.com.vn
Văn phòng:  NHADEP Build
Địa chỉ: 23 Tân Trang, Phường 9, Quận Tân Bình, TpHCM
Tel: 08 625 88889
Email: xaynhadep.com@gmail.com
Website: http://XayNhaDep.com.vn

Xaynhadep.com.vn - Chọn hướng nhà, đất theo tuổi

I/ Đối với phong thủy nhà ở điều cần quan tâm nhất là cửa chính.
Cửa chính là lối dẫn khí vào nhà, sự  suy vượng lành dữ của nó có ảnh hưởng quyết định đến phong thủy của nhà ở. Ngôi nhà cần phải có 2 yếu tố : tọa và hướng.
II/ Vậy tọa và hướng là gì ?
- chủ thể phần sau ngôi nhà là tọa
- phía trước mặt của cửa chính nhà hường tới chính là hướng
- tọa hướng của ngôi nhà là một đường thẳng 180 độ
ví dụ : tọa Bắc thì hướng là hướng Nam

III/ Mạng của mỗi người là gì ?
Sinh mạng mỗi người mỗi khác nhau, nhà ở kiêng kỵ khác nhau, mỗi người
có một quẻ mệnh và quẻ trạch khác nhau. Căn cứ vào 2 quẻ này để chọn nhà.
Thế nào là quẻ mệnh, cách tìm quẻ mệnh.
Qủe mệnh lấy năm sinh làm chuẩn, hay nói cách khác người sinh cùng năm cùng qủe mênh (nam khác nữ). Chú ý mệnh ở đây khác với mệnh người tức mệnh tử vi. Ví dụ người nam sinh năm 1946 Bính Tụất mệnh tử vi mệnh thổ, đất nóc nhà, mệnh về nhà ở là mệnh ly hỏa
Năm Sinh (1) Mệnh Nam (2) Mệnh Nữ (3)
Quẻ của người sinh năm 1901 :  1901- Tân Sửu Ly Hỏa Càn Kim . Giải thích:
1901 là năm sinh.             
Tân Sửu tức là tuổi cuả người đó
Ly - Hỏa là quẻ nếu chủ nhà là nam
Càn - Kim là quẻ tử vi nếu chủ nhà là nữ

Tra bảng
1901- Tân Sửu Ly Hỏa Càn Kim
1902- Nhâm Dần Cấn Thổ Đoài Kim
1903- Qúy Mão Đoài Kim Cấn Thổ
1904- Giáp Thìn Càn Kim Ly Hỏa
1905- Ất Tỵ Khôn Thổ Khảm Thủy
1906- Bính Ngọ Tốn Mộc Khôn Thổ
1907- Đinh Mùi Chấn Mộc Chấn Mộc
1908- Mậu Thân Khôn Thổ Tốn Mộc
1909- Kỷ Dậu Khảm Thủy Cấn Thổ
1910- Canh Tuất Ly Hỏa Càn Kim
1911- Tân Hợi Cấn Thổ Đoài Kim
1912- Nhâm Tý Đoài Kim Cấn Thổ
1913- Qúy Sửu Càn Kim Ly Hỏa
1914- Giáp Dần Khôn Thổ Khảm Thủy
1915- Ất Mão Tốn Mộc Khôn Thổ
1916- Bính Thìn Chấn Mộc Chấn Mộc
1917- Đinh Tỵ Khôn Thổ Tốn Mộc
1918- Mậu Ngọ Khảm Thủy Cấn Thổ
1919- Kỷ Mùi Ly Hỏa Càn Kim
1920- Canh Thân Cấn Thổ Đoài Kim
1921- Tân Dậu Đoài Kim Cấn Thổ
1922- Nhâm Tuất Càn Kim Ly Hỏa
1923- Qúy Hợi Khôn Thổ Khảm Thủy
1924- Giáp Tý Tốn Mộc Khôn Thổ
1925- Ất Sửu Chấn Mộc Chấn Mộc
1926- Bính Dần Khôn Thổ Tốn Mộc
1927- Đinh Mão Khảm Thủy Cấn Thổ
1928- Mậu Thìn Ly Hỏa Càn Kim
1929- Kỷ Tỵ Cấn Thổ Đòai Kim
1930- Canh Ngọ Đoài Kim Cấn Thổ
1931- Tân Mùi Càn Kim Ly Hỏa
1932- Nhâm Thân Khôn Thổ Khảm Thủy
1933- Qúy Dậu Tốn Mộc Khôn Thổ
1934- Giáp Tuất Chấn Mộc Chấn Mộc
1935- Ất Hợi Khôn Thổ Tốn Mộc
1936- Bính Tý Khảm Thủy Cấn Thổ
1937- Đinh Sửu Ly Hỏa Càn Kim
1938- Mậu Dần Cấn Thổ Đoài Kim
1939- Kỷ Mão Đoài Kim Cấn Thổ
1940- Canh Thìn Càn Kim Ly Hỏa
1941- Tân Tỵ Khôn Thổ Khảm Thủy
1942- Nhâm Ngọ Tốn Mộc Khôn Thổ
1943- Qúy Mùi Chấn Mộc Chấn Mộc
1944- Giáp Thân Khôn Thổ Tốn Mộc
1945- Ất Dậu Khảm Thủy Cấn Thổ
1946- Bính Tuất Ly Hỏa Càn Kim
1947- Đinh Hợi Cấn Thổ Đoài Kim
1948- Mậu Tỵ Đoài Kim Cấn Thổ
1949- Kỷ Sửu Càn Kim Ly Hỏa
1950- Canh Dần Khôn Thổ Khảm Thủy
1951- Tân Mão Tốn Mộc Khôn Thổ
1952- Nhâm Thìn Chấn Mộc Chấn Mộc
1953- Qúy Tỵ Khôn Thổ Tốn Mộc
1954- Giáp Ngọ Khảm Thủy Cấn Thổ
1955- Ất Mùi Ly Hỏa Càn Kim
1956- Bính Thân Cấn Thổ Đoài Kim
1957- Đinh Dâu Đoài Kim Cấn Thổ
1958- Mậu Tuất Càn Kim Ly Hỏa
1959- Kỷ Hợi Khôn Thổ Khảm Thủy
1960- Canh Tý Tốn Mộc Khôn Thổ
1961- Tân Sửu Chấn Mộc Chấn Mộc
1962- Nhâm Dần Khôn Thổ Tốn Mộc
1963- Qúy Mão Khảm Thủy Cấn Thổ
1964- Giáp Thìn Ly Hỏa Càn Kim
1965- Ất Tỵ Cấn Thổ Đoài Kim
1966- Bính Ngọ Đoài Kim Cấn Thổ
1967- Đinh Mùi Càn Kim Ly Hỏa
1968- Mậu Thân Khôn Thổ Khảm Thủy
1969- Kỷ Dậu Tốn Mộc Khôn Thổ
1970- Canh Tuất Chấn Mộc Chấn Mộc
1971- Tân Hợi Khôn Thổ Tốn Mộc
1972- Nhâm Tý Khảm Thủy Cấn Thổ
1973- Qúy Sửu Ly Hỏa Càn Kim
1974- Giáp Dần Cấn Thổ Đòai Kim
1975- Ất Mão Đoài Kim Cấn Thổ
1976- Bính Thìn Càn Kim Ly Hỏa
1977- Đinh Tỵ Khôn Thổ Khảm Thủy
1978- Mậu Ngọ Tốn Mộc Khôn Thổ
1979- Kỷ Mùi Chấn Mộc Chấn Mộc
1980- Canh Thân Khôn Thổ Tốn Mộc
1981- Tân Dậu Khảm Thủy Cấn Thổ
1982- Nhâm Tuất Ly Hỏa Càn Kim
1983- Qúy Hợi Cấn Thổ Đòai Kim
1984- Giáp Tý Đoài Kim Cấn Thổ
1985- Ất Sửu Càn Kim Ly Hỏa
1986- Bính Dần Khôn Thổ Khảm Thủy
1987- Đinh Mão Tốn Mộc Khôn Thổ
1988- Mậu Thìn Chấn Mộc Chấn Mộc
1989- Kỷ Tỵ Khôn Thổ Tốn Mộc
1990- Canh Ngọ Khảm Thủy Cấn Thổ
1991- Tân Mùi Ly Hỏa Càn Kim
1992- Nhâm Thân Cấn Thổ Đoài Kim
1993- Qúy Dậu Đoài Kim Cấn Thổ
1994- Giáp Tuất Càn Kim Ly Hỏa
1995- Ất Hợi Khôn Thổ Khảm Thủy
1996- Bính Tý Tốn Mộc Khôn Thổ
1997- Đinh Sửu Chấn Mộc Chấn Mộc
1998- Mậu Dần Khôn Thổ Tốn Mộc
1999- Kỷ Mão Khảm Thủy Cấn Thổ
2000- Canh Thìn Ly Hỏa Càn Kim
Phân loại quẻ mệnh có 2 loại : Đông tứ và Tây tứ.
Từ bảng tra trên ta thấy được quẻ mệnh của mình. Nếu thuộc mạng :
==> thủy, mộc, hỏa là người thuộc mệnh Đông tứ mệnh,
==> thổ, kim thì người đó thuộc mệnh Tây tứ mệnh.
Thế nào là quẻ trạch, phân loại quẻ trạch, cách tìm quẻ trạch quẻ trạch của nhà ở được phân loại theo hướng vị Đông tứ trạch và Tây tứ trạch: 
==> hướng Đông, Đông Nam, Nam hoặc Bắc thuộc Đông tứ trạch.
==> hướng Tây, Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nam thuộc Tây tứ trạch.
Như vậy, ta đã biết thế nào là quẻ mệnh gồm Đông tứ mệnh và Tây tứ mệnh.
Qủe trạch gồm Đông tứ trạch và Tây tứ trạch.
Cách tìm quẻ trạch:
Đông tứ trạch
- "Chấn" trạch tọa đông
- "Tốn" trạch tọa đông nam
- "Ly" trạch tọa nam
- "Khảm" trạch tọa bắc
Tây tứ trạch
- "Khôn" trạch tọa tây nam
- "Đoài" trạch tọa tây
- "Càn" trạch tọa tây bắc
- "Cấn" trạch tọa đông bắc
IV/ Vấn đề đặt ra khi chọn nhà phải trạch mệnh tương phối nghĩa là :
1/ người mệnh : đông tứ mệnh ở vào đông tứ trạch
2/ người mệnh : tây tứ mệnh ở vào tây tứ trạch
là loại tương phối như vậy sẽ sinh cát là tốt hợp
ngược lại :
Hay nói cách khác : Đông tứ trạch thì hợp với Đông tứ mệnh - Tây tứ trạch thì hợp với Tây tứ mệnh
1/ người mệnh : đông tứ mệnh ở vào tây tứ trạch
2/ người mệnh : tây tứ mệnh ở vào đông tứ trạch
như vậy là mệnh và trạch (người và nhà ở) không cùng loại nên trạch mệnh không tương phối được thế là không tốt.
ví dụ :
1/ nếu người thuộc đông tứ mệnh nên chọn đông tứ trạch có chấn, tốn, khảm, ly để ở sẽ sinh lành.
2/ nếu người thuộc tây tứ mệnh nên chọn tây tứ trạch có cấn, đoài, càn, khôn để ở sẽ sinh lành.
V/ Qủe mệnh dựa vào ai
Quẻ mệnh lấy quẻ mệnh của người chủ trong gia đình (là người trụ cột trong gia đình). Nếu phong thủy ngôi nhà hợp có lợi cho chủ nhà nhiều tài lộc cả nhà được nhờ và ngược lại.
Tóm lại, quẻ mệnh quẻ trạch tương phối phải xem cho chủ nhà.
Ví dụ : chủ nhà là nam
>>>> người sinh năm 1987 Đinh mão (nam), tra từ bảng quẻ mệnh, mệnh là Tốn Mộc
"mộc" thuộc quẻ mệnh đông tứ mệnh nên chọn nhà ở đông tứ trạch, nghĩa là "tốn" trạch tọa đông nam (ngôi nhà tọa đông nam là hợp) nghĩa là phần sau ngôi nhà là đông nam (xem phần I chỉ rõ tọa và hướng)
ví dụ : chủ nhà là nữ
>>> người sinh năm 1987 Đinh mão (nữ), tra bảng quẻ mệnh, quẻ mệnh là Khôn Thổ.
"thổ" thuộc quẻ mệnh tây tứ mệnh nên chọn nhà ở tây tứ trạch, nghĩa là "khôn" trạch tọa tây nam (ngôi nhà tọa tây nam là hợp) nghĩa là phần sau ngôi nhà là tây nam.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ: http://xaynhadep.com.vn
Văn phòng:  NHADEP Build
Địa chỉ: 23 Tân Trang, Phường 9, Quận Tân Bình, TpHCM
Tel: 08 625 88889
Email: xaynhadep.com@gmail.com
Website: http://XayNhaDep.com.vn